Quantcast
Channel: Học kế toán - Trung tâm đào tạo kế toán thực hành thực tế tại hà nội » hoc ke toan thuc hanh
Viewing all articles
Browse latest Browse all 5

Kinh nghiệm học tốt trong ngành kế toán – Kiểm toán (P2)

$
0
0

Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán đào tạo Cử nhân kinh tế nắm vững các chế độ tài chính – kế toán do Bộ Tài chính và Nhà nước ban hành; có kiến thức kế toán, kiểm toán và tài chính đủ khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp; thực hành và hướng dẫn thực hiện công tác kế toán, kiểm toán nội bộ thủ công hay trên máy tính từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp và có khả năng nghiên cứu khoa học để phát triển và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại tất cả các doanh nghiệp và các bộ phận có chức năng kế toán, kiểm toán tại các Bộ, Ngành và các cơ quan nhà nước khác.

Từ mục tiêu đào tạo nói trên, chuyên ngành Kế toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Các năm qua, sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm thích hợp cho mình. Nghề kế toán hoàn toàn không bão hoà. Kinh tế phát triển, bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần kế toán. Hẳn nhiên, vì có nhiều người học nghề kế toán nên lượng cung sẽ tăng, điều này khiến bạn phải cạnh tranh nhiều hơn.

213 Kinh nghiệm học tốt trong ngành kế toán – Kiểm toán (P2)

Học ở trường nào?

Chương trình đào tạo ngành Kế toán của các trường ĐH giống nhau hơn 70%, 30% còn lại là thế mạnh của từng trường. Tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể làm việc trên mọi lĩnh vực và ngành nghề có liên quan đến kế toán, chứ không phải chỉ trong lĩnh vực riêng của trường đào tạo. Ví dụ: học kế toán của ĐH Nông Lâm, ĐH Thủy Sản, ĐH GTVT… không nhất thiết là chỉ làm cho nông – lâm – ngư nghiệp v.v… mà có thể làm kế toán cho nhiều ngành nghề khác nhau. Hoặc như, sinh viên học ngành Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Ngân hàng, sau khi tốt nghiệp vừa có thể làm việc trong các ngân hàng, vừa có thể làm việc tại các công ty khác. (Bởi vì trong chương trình đào tạo có môn Kế toán ngân hàng và Kế toán tài chính…).

- ĐHQG Hà Nội và ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội: Năm nay tuyển sinh kế toán, gồm chuyên ngành kế toán và kiểm toán. (Nhiều môn học sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh). Hiện trường đang đề nghị tổ chức Kế toán – Kiểm toán Quốc tế công nhận 9 môn đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, còn có điểm mới là sinh viên thi vào ĐH Kinh tế có thể đăng ký học 2-3 ngành. Sau năm thứ nhất, sinh viên đạt kết quả trung bình khá có thể đăng ký học thêm các ngành khác, có thể đồng thời học ngành Tài chính Ngân hàng và ngành Kế toán. Ngoài ra, ĐH Kinh tế khuyến khích những thí sinh thi đậu điểm tối đa vào trường, các bạn sẽ có những ưu tiên đặc biệt.

- Ngành Kế toán – Kiểm toán (Khoa Kinh tế, ĐHQG-HCM): Sinh viên được trang bị kiến thức sâu rộng và hiện đại để đạt trình độ chuyên môn cao về kế toán – kiểm toán. Trường ĐH Kinh tế TP. HCM sẽ tuyển sinh theo một điểm chuẩn chung. Sau khi vào trường, sinh viên có điều kiện nghiên cứu các chuyên ngành phù hợp. Kết quả học tập học kỳ 1 của sinh viên sẽ được công bố công khai và là một trong những căn cứ để sắp xếp sinh viên theo các ngành đào tạo khác nhau. Ngoài chương trình chính quy hệ đại học, trường còn đào tạo những chương trình liên thông từ cao đẳng lên đại học, mở những chương trình bổ sung kiến thức thực tế cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu công việc ở nhiều lĩnh vực trong xã hội.

Các trường thành viên của ĐHQG-HCM đào tạo theo hệ thống tín chỉ, vì vậy trong quá trình học, sinh viên có thể đăng ký học thêm các tín chỉ có liên quan, sau khi tốt nghiệp ngành thứ nhất, nếu sinh viên của đủ khối lượng tín chỉ quy định của ngành 2 thì có thể nộp đơn đề nghị xét cấp văn bằng 2.

Tuy nhiên, hầu hết các trường Kinh tế tại TP.HCM có điểm sàn đầu vào khá cao. Năm 2009, đầu vào trung bình là 19- 20 điểm (bậc ĐH), nên nếu sức học trung bình thì khó cạnh tranh khi thi đầu vào. Các bạn nên xem xét các bậc học hoặc chọn trường có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với khả năng của mình

Công tác ở đâu?

- Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toánbạn có thế làm việc tại tất cả các doanh nghiệp có các bộ phận chức năng kế toán và tại các bộ, ngành, các cơ quan nhà nước khác.

- Tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán, bạn có thể làm việc tại các Công ty Kiểm toán và Tư vấn về tài chính – kế toán, các bộ phận Kiểm toán Nội bộ tại các Doanh nghiệp, Ngân hàng, Chứng khoán và các tổ chức kinh tế khác, các bộ phận kế toán tại các công ty kinh doanh trong nước hoặc công ty đa quốc gia.

- Vấn đề hành nghề độc lập: Bộ tài chính hàng năm có thi cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán và kế toán. Nội dung thi gồm nhiều môn và khi vượt qua kỳ thi này thí sinh sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Khi có chứng chỉ này mới có thể hành nghề (ký tên với tư cách người có đủ thẩm quyền theo luật định).

Thật ra kiểm toán cũng xuất phát từ kế toán mà ra. Kỹ năng kế toán của kiểm toán phải giỏi hơn những người làm kế toán thông thường. Trong ngành kiểm toán chỉ bổ sung thêm một số chuyên ngành về kế toán. Kế toán có thể làm kiểm toán nếu bổ sung thêm kiến thức hoặc ngược lại.

Yêu cầu:

Ngành học này phù hợp với những bạn có tính thận trọng trong công việc; khả năng diễn đạt gãy gọn, khúc chiết; có óc quan sát và tư duy phân tích cao; chăm chỉ học hỏi; có khả năng chịu đựng áp lực của công việc; tuân thủ pháp luật kinh tế; giỏi tính toán (yêu thích những con số, không đòi hỏi tư duy như những nhà Toán học) và ngoại ngữ tốt cũng là một lợi thế. Ngoài ra, yêu cầu về sức khỏe cũng không quá cao, nam hoặc nữ cũng đều có thể thành công như nhau.

Chúc các bạn tự tin chọn đúng ngành vừa sức mình và chuẩn bị thật kỹ kiến thức để đạt kết quả cao nhất cho kỳ thi sắp tới.

 


Viewing all articles
Browse latest Browse all 5

Trending Articles